Ngành Thân mềm (Mollusca)

Title: Ngành Thân mềm (Mollusca)
Authors: Vũ, Khúc
Keywords: Các nhóm hóa thạch chính;Động vật thân mềm;Ý nghĩa địa tầng và cổ địa lý của động vật Thân mềm;Hóa thạch Thân mềm ở Việt Nam
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18982
Ở Việt Nam, hóa thạch động vật Thân mềm phần lớn thuộc các lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) Chân đầu (Cephalopoda) và Chân bụng (Gastropoda), rất hiếm gặp hóa thạch của các lớp Có giáp (Loricata), Chân xẻng (Scaphopoda) và Vỏ nón (Tentaculita). Hóa thạch Hai mảnh vỏ hay còn gọi là Chân rìu (Pelecypoda), thường gặp trong các trầm tích Mesozoi và Kainozoi, trong Paleozoi hiếm gặp hơn. Hóa thạch Chân đầu chủ yếu gặp trong trầm tích Mesozoi, trong Paleozoi gặp một ít trong trầm tích Devon, và đến cuối Mesozoi thì hầu như không còn gặp nữa, chỉ còn lại giống Nautilus còn sống đến nay. Hóa thạch Chân bụng gặp rải rác với số lượng ít ỏi trong đá vôi Carbon-Permi, trong trầm tích Mesozoi và Kainozoi, nên ít ý nghĩa địa tầng. Động vật Thân mềm khá phát triển trong môi trường biển và nước ngọt, ở trên cạn chỉ gặp một số ít Chân bụng. Ở Việt Nam, trong số Thân mềm, các lớp Hai mảnh vỏ và Chân đầu có nhiều giống và loài có ý nghĩa địa tầng trong Trias và Jura. Ngoài ra, sự có mặt của hóa thạch Thân mềm cũng giúp ta xác lập môi trường cổ địa lý của các thể trầm tích, ví dụ như sự có mặt của hóa thạch Chân đầu trong các lớp đá giúp ta khẳng định là các lớp đó hình thành trong môi trường biển. Hay sự có mặt của một số Hai mảnh vỏ và Chân bụng như Unio, Viviparus, v.v… giúp ta khẳng định các lớp chứa chúng thuộc môi trường nước ngọt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu về điều khiển truy cập sử dụng mô hình RBAC mở rộng

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam